Chào bạn,
Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một indicator rất phổ biến mà gần như tất cả các trader đều biết đến. Đó chính là RSI – Relative Strength Index.
Bạn có chắc là mình đã hiểu hết về RSI chưa ?
Các bạn có thể đã nghe nói rằng RSI là chỉ số sức mạnh tương đối, nó là một chỉ báo giao động dùng để xác định mức độ biến động của giá. Thể hiện tình trạng quá mua hoặc quá bán của thị trường.
Toàn là những từ ngữ chung chung và khó hiểu !
Đầu tiên, để hiểu được ý nghĩa của RSI thì ta cần phải hiểu rõ về công thức tính RSI.
Bạn có thể dễ dàng tìm được công thức tính RSI như sau: RSI = 100 – 100 / [1 + RS]
(Chú ý: đây là công thức cổ điển từ ngày đầu của RSI được tạo ra. Hiện tại, nếu bạn xem code trên Tradingview thì sẽ thấy họ dùng công thức khác. Nhưng về ý nghĩa cơ bản thì nó vẫn như nhau)
Trong đó RS = Average Gain / Average Loss.
Mình cũng không biết phải dịch ra Tiếng Việt là gì, có thể dịch là “mức tăng/giảm trung bình”, nghe vẫn khó hiểu đúng không ?
Đến đây thì ta vẫn chưa hiểu cụ thể là RSI được tính như nào đúng không?
Okay, giờ bạn hãy tư duy như một lập trình viên nhé (vì mình là một developer mà 😀 ).
Là một developer thì mình sẽ quan tâm đến 3 thứ:
- Input: dữ liệu đầu vào
- Formula: công thức tính RSI
- Output: kết quả đầu ra
Bạn mở phần Setting của indicator RSI trên TradingView ra sẽ thấy phần input như sau:
Phần Input của chúng ta 2 dữ liệu chính là RSI length là 14 và Source là close. Tức là chúng ta đang tính RSI của giá đóng cửa trong khoảng thời gian là 14 ngày (mình đang giả sử là bạn đang dùng timeframe ngày)
Áp dụng vào Formula thì ta sẽ có được thông tin cụ thể hơn, đó là:
- Average Gain: mức tăng trưởng trung bình của giá đóng cửa, trong khoảng thời gian là 14 ngày
Muốn tính được Average Gain thì ta phải tính được “gain” đã. Vậy “gain” ở đây là gì ?
- Gain = (giá đóng cửa ngày sau – giá đóng của ngày trước) nếu giá trị này dương. Mức tăng giá so với ngày hôm trước
- Loss = (giá đóng cửa ngày sau – giá đóng của ngày trước) nếu giá trị này âm. Mức giảm giá so với ngày hôm trước
Nghe vẫn chung chung nhỉ, giờ mình sẽ áp dụng công thức rồi tính RSI trên 1 chart cụ thể thì bạn sẽ hiểu ra vấn đề ngay thôi.
Mình có viết 1 đoạn code nhỏ để hiển thị giá trị gain và loss của từng ngày lên trên chart để các bạn hình dung việc tính RSI cho dễ. Bạn nào quan tâm đến code thì có thểm tham khảo:
// This Pine Script™ code is subject to the terms of the Mozilla Public License 2.0 at https://mozilla.org/MPL/2.0/ // © DucTri_dev //@version=5 indicator(title = "Hello World", shorttitle = "Hello", overlay=true ) var gain = 0.0 var lose = 0.0 if bar_index > 0 and bar_index < 15 change = close - close[1] log.info(str.tostring(change, "#.##")) if change >= 0 gain += change label.new(bar_index, high*1.02, str.tostring(change,"#.##"), color = color.green, size = size.small) else lose += math.abs(change) label.new(bar_index, low*0.98, str.tostring(change,"#.##"), style = label.style_label_up, color =color.red, size = size.small) if bar_index == 14 avgain = gain/14 avlose = lose/14 label.new(bar_index, high*1.1, "Average Gain = " + str.tostring(avgain,"#.##") +"\nAverage Loss = " + str.tostring(avlose,"#.##") + "\nRSI = " + str.tostring(100 - 100/(1+ avgain/avlose),"#.##"), color = color.purple, textcolor = color.white)
Mình xin nhắc lại:
- Gain = giá đóng của của ngày sau – giá đóng cửa của ngày trước nếu giá trị này DƯƠNG (>0). Nếu trong phần input settings của RSI bạn chọn source là open thì gain = giá mở cửa ngày sau – ngày trước.
- Tương tự cho Loss
Giờ thì chúng ta có thể dễ dàng tính được Average Gain/Loss bằng cách cộng tổng các gain/loss vào rồi chia cho 14.
Từ đó chúng ta sẽ tính được RS = Average Gain / Average Loss, và sẽ tính được RSI theo công thức RSI = 100 – 100 / [1 + RS]
Qua bức ảnh bên trên chắc các bạn đã hiểu được RSI được tính như nào rồi đúng không ?
Để hiểu hơn thì mình cũng có thể biểu diễn bằng kiểu bảng như sau:
Giá đóng cửa | Gain | Loss | Average Gain | Average Loss | RSI | |
Ngày 1 | 4285.08 | 0 | 0 | | | |
Ngày 2 | 4108.37 | 0 | 176.71 | | | |
Ngày 3 | 4139.98 | 31.61 | 0 | | | |
Ngày 4 | 4086.29 | 0 | 53.69 | | | |
Ngày 5 | 4016 | 0 | 70.29 | | | |
Ngày 6 | 4040 | 24 | 0 | | | |
Ngày 7 | 4114.01 | 74.01 | 0 | | | |
Ngày 8 | 4316.01 | 202 | 0 | | | |
Ngày 9 | 4280.68 | 0 | 35.33 | | | |
Ngày 10 | 4337.44 | 56.76 | 0 | | | |
Ngày 11 | 4310.01 | 0 | 27.43 | | | |
Ngày 12 | 4386.69 | 76.68 | 0 | | | |
Ngày 13 | 4587.48 | 200.79 | 0 | | | |
Ngày 14 | 4555.14 | 0 | 32.34 | | | |
Ngày 15 | 4724.89 | 169.75 | 0 | 59.69 | 28.27 | 67.86 |
Sau khi tự mình tính toán RSI một cách thủ công thì bạn sẽ thấy rằng RSI > 50 khi mà Average Gain > Average Loss.
Average Gain lớn hơn Average Loss đồng nghĩa với việc tổng chiều dài thân nến của những cây nến xanh lớn hơn so với những cây nến đỏ (với trường hợp không có gap)
(Chú ý rằng ở đây chúng ta không tính đến số lượng của những cây nến tăng, mà chỉ xét đến chiều dài thân nến)
Giờ thì bạn đã hiểu hơn khi đọc được ở đâu đó nói rằng RSI thể hiện lực tăng(hoặc giảm) của thị trường, thể hiện sự tương quan giữa trung bình những cây nến tăng so với những cây nến giảm
RSI (14) > 50 thể hiện rằng trong vòng 14 cây nến vừa qua, độ lớn trung bình của những cây nến tăng lớn hơn so với những cây nến giảm. Những cây nến xanh tăng càng mạnh thì RSI càng lớn.
Okay, khi đã biết chính xác RSI được tính thế nào rồi thì điều chúng ta cần chú ý là gì ?
Đầu tiên là Length mặc định là 14. Theo mình thì 14 là một con số khá nhỏ.
Giả sử RSI (14) có lớn hơn 70 đi chăng nữa thì nó cũng chỉ đang thể hiện rằng trong 14 cây nến gần nhất thì lực tăng đang mạnh, nhưng có thể đó chỉ là một đợt hồi trong một cơn sóng giảm lớn hơn.
Vậy nên đừng vội vàng sell khi thấy RSI “overbought” và buy khi thấy RSI “oversold”
Nhân tiện khi nói đến overbought và oversold cũng như cái level 70 và 30 mà mọi người hay dùng. Thì mình thấy các bạn nên áp dụng nó một cách hết sức linh hoạt. Và hãy áp dụng nó với những thị trường phù hợp.
Ví dụ đối với thị trường crypto, đặc biệt là với những coin mới list sàn hoặc những meme coin, thì làm gì có khái niệm overbought hay oversold.
Giá hoàn toàn có thể tăng(hoặc giảm) trong cả tháng chứ đứng nói gì đến trong 14 ngày.
Thứ hai đó là không nên chỉ nhìn vào mỗi chỉ số RSI
VD ở hình trên cả 2 thời điểm RSI đều có giá trị là 72, nhưng rõ ràng bạn thấy là tâm lý thị là hoàn toàn khác nhau:
- Ở gian đoạn 1 là liên tiếp những cây những nến tăng, đẩy thị trường đi được 1 đoạn rất xa
- Còn ở giai đoạn 2 là xen kẽ giữa những cây nến tăng và giảm, lực tăng không quá rõ rằng, các cây nến cũng giao động trong 1 khoảng nhỏ hơn. Chỉ có duy nhất 1 cây nến cuối cùng trong giai đoạn 2 có 1 lực tăng mạnh do đó mới kéo RSI lên.
Rõ rằng là nếu chỉ xét đến giá trị RSI một cách riêng lẻ, tại những thời điểm riêng lẻ thì chúng ta sẽ có những đánh giá chưa đầy đủ về thị trường. Chúng ta cần quan sát thêm cả cái cách mà giá di chuyển để tạo ra giá trị RSI đó hoặc xu hướng của RSI trong 1 khoảng thời gian dài hơn
Thứ 3 là với những thị trường khác nhau thì bạn nên có những cách sử dụng RSI khác nhau. VD như mình đã nói ở trên, với thị trường crypto, những coin mới list sàn, hoặc với những meme coin, hoặc những có phiếu penny trong thị trường chứng khoán thì việc giá chạy theo 1 xu hướng trong thời gian 15-20 cây nến là điều hết sức bình thường.
Thậm trí trong những trường hợp này, chúng ta nên tìm cơ hội mua vào khi RSI đang tăng mạnh. Vì RSI thể hiện cho lực tăng của thị trường mà. Giống như 1 chiếc xe khi tăng tốc đến một vận tốc nhất định thì sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng đó.
Nhưng ví dụ trong thị thường forex, đặc biệt ở những cặp thường xuyên có xu hướng đảo chiều như EUR/CHF, EUR/GBP… thì chúng ta có thể tìm kiếm cơ hội bán xuống như RSI đang ở vùng trên 70 hoặc tìm kiếm điểm mua khi RSI dưới 30.
Okay, chắc bài này mình sẽ dừng ở đây thôi.
Tóm lại sau bài này bạn cần nhớ 1 vài điểm sau
- Hiểu rõ được công thức tính RSI bạn sẽ thấy RSI chính là sự tương quan giữa tổng chiều dài của những cây nến tăng so với những cây nến giảm. Càng nhiều cây nến tăng mạnh thì RSI càng tăng.
- Không nên chỉ đánh giá thị trường thông qua 1 giá trị RSI đơn lẻ.
- Ở những thị trường khác nhau thì ta nên có những chiến thuật sử dụng RSI khác nhau, phù hợp với tâm lý của thị trường đó
Ở bài tiếp theo mình sẽ chia sẻ cụ thể các cách sử dụng RSI để giúp bạn tăng winrate lên nhé.
Leave a Reply