Bài 7 – Các kiểu dữ liệu và toán tử cơ bản [Pinescript cơ bản]

Chào bạn,

Bài trước chúng ta đã tìm hiểu về một khái niệm rất khó nhằn là time series rồi, nên bài này sẽ là những thứ nhẹ nhàng thôi nhé.

Phần này chủ yếu cho các bạn mới lập trình thôi chứ các bạn có kinh nghiệm rồi thì chắc sẽ biết hết những cái này rồi

  1. Đầu tiên là việc khai báo biến.

Khai báo tên biến có một số lưu ý như sau:

  • Phải bắt đầu bằng chữ hoa (A-Z) hoặc chữ thường (a-z) hoặc dấu gạch chân (_), không được bắt đầu băng mốt số (0-9)
  • Tên biến sẽ phân biệt viết hoa viết thường
  • Nếu biến là một hằng số thì nên viết theo kiểu uppercase. VD GREEN_COLOR = #4CAF50 
  • Còn bình thường thì tên biến nên viết theo kiểu camelCase. VD: dayLaTenBien = “Ví dụ cách viết tên biến”

Một số ví dụ:

myVar
_myVar
my123Var
functionName
MAX_LEN
max_len
maxLen
3barsDown  // NOT VALID!

2. Các toán tử

Cũng giống như các ngôn ngữ lập trình khác, pinescript cũng dùng được những toán tử cơ bản như sau

  • Toán tử số học: +, -, *, /, %
  • Toán tử so sánh: >, <, <=, >=, ==, !=

Các toán tử so sánh sẽ trả ra kết quả true hoặc false hoặc na (not available). Ví dụ

1 > 2  // false
1 != 1 // false
close >= open  // Kết quả sẽ phụ thuộc vào từng cây nến. 
//close và open là có kiểu dữ liệu là time series, 
//bạn nào chưa hiểu về open, close này thì xem lại bài về time series nhé
  • Toán tử logic: and, or, not

Kết quả của các toán tử logic cũng là true hoặc false

aba and b
truetruetrue
truefalsefalse
falsetruefalse
falsefalsefalse

and

aba or b
truetruetrue
truefalsetrue
falsetruetrue
falsefalsefalse

or

anot a
truefalse
falsetrue

not

  • Toán tử bậc 3: (điều kiện) ? (giá trị nếu điều kiện đúng ) : (giá trị nếu điều kiện sai) 

Ví dụ: 

color = close > open ? color.green : color.red
// nếu giá đóng cửa > giá mở cửa thì biến color sẽ được gán bằng màu xanh lá, còn không là màu đỏ

Toán tử []: dùng để lấy giá trị lịch sử của kiểu dữ liệu time series